Hội thảo doanh nghiệp theo chính sách Tân Hướng Nam vào Việt Nam và Myanmar, tập trung y tế và đổi mới tiếp thị
Post Update by Chỉnh sửa on 2021-03-08 17:11:04
Chủ tịch Ngô Phẩm Trân của Hiệp hội Đài – Việt (thứ 3 từ trái qua phải), chủ tịch Dương Kỳ của Hiệp hội Đài Loan – Myanmar (thứ 4 từ trái qua phải).
Ảnh: Hiệp hội Đài – Việt
Vào ngày 5 tháng 3, Hiệp hội Phát triển Kinh tế Văn hóa Giáo dục Đài Việt (dưới đây gọi tắt là Hiệp hội Đài Việt) và Hiệp hội Giao lưu Văn hóa Kinh tế Thương mại Đài Loan – Myanmar(dưới đây gọi tắt là Hiệp hội Đài Loan-Myanmar) đã tổ chức buổi Hội thảo doanh nghiệp đầu tư theo chính sách Tân hướng Nam tại Đại học công lập Kinh tế Đài Bắc, nội dung buổi hội thảo tập trung vào lĩnh vực y tế và đổi mới tiếp thị, hội thảo đã mời chuyên gia phân tích thị trường thiết bị y tế, chia sẻ kinh nghiệm của doanh nghiệp và chính sách thương mại RECP với các lĩnh vực y khoa, trong mô hình kinh doanh thương mại điện tử mới, doanh nghiệp Đài Loan làm thế nào để kết hợp thị trường với các nhà phân phối ở nước ngoài. Hiệp hội Đài – Việt và Hiệp hội Đài Loan – Myanmar sẽ đóng vai trò hỗ trợ doanh nghiệp kết nối thương mại B2B, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường theo chính sách Tân hướng Nam.
Đại sứ Nguyễn Anh Dũng- Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, khuyến khích và đón chào các doanh nghiệp Đài Loan đến Việt Nam để phát triển thương mại và đầu tư, Hiệp hội Đài – Việt chính là cầu nối giao thương hợp tác hỗ trợ giữa chính quyền Việt Nam và Đài Loan, sẽ giúp được cho doanh nghiệp có được nhiều thông tin làm nghiên cứu khảo sát thị trường trước khi vào đầu tư hoặc phát triển thương mại.
Hiệp hội Đài – Việt được thành lập vào ngày 6 tháng 10 năm 2016, trong 5 năm qua Hiệp hội đã nhận được sự hỗ trợ từ Ủy viên Văn phòng Lập pháp, ông Chung Gia Pin, cùng với sự ủng hộ của Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc-Đại sứ Nguyễn Anh Dũng, Hiệp hội đã tích cực thúc đẩy kinh tế, văn hóa, giáo dục và hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Đài Loan, mỗi năm có khoảng 20 sự kiện, hoạt động giao lưu về kết nối cơ hội đầu tư, thương mại, hội thảo giáo dục, đào tạo nhân lực, giao lưu văn hóa, v.v. và đã đạt được một số thành tựu nhất định.
Chủ tịch kiêm người sáng lập Hiệp hội Đài – Việt, bà Ngô Phẩm Trân, đã vinh dự được nhận các giải thưởng đóng góp trong công tác kiều bào từ phía Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài tại Tp.HCM, UBND thành phố Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Đồng Tháp, nhằm khẳng định với những việc làm của bà Ngô Phẩm Trân trong việc xúc tiến hợp tác giao lưu song phương trên nhiều phương diện. Ngày 7 tháng 11 năm 2019, Hiệp hội đã được Bộ Ngoại Giao Việt Nam cấp phép hoạt động và thành lập chi hội tại Việt Nam, nhằm thuận lợi hơn tăng cường hỗ trợ xúc tiến hợp tác kinh tế thương mại song phương, v.v.
Bà Ngô Phẩm Trân đã chỉ ra lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, Việt Nam thực hiện chính sách cải cách mở cửa vào năm 1985, đã tiến hành các quốc sách nền tảng như mở cửa kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, duy trì ổn định chính trị, chính sách này vẫn được duy trì cho đến nay, giúp đất nước: chính trị ổn định, xã hội ổn định, nhân dân an sinh. Năm 2008, Việt Nam gia nhập WTO, các nước thấy được sự lạc quan trong cơ hội đầu tư tại Việt Nam, nên đã đổ xô đầu tư vào nơi đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng vì vậy mà phát triển vượt bậc. Việt Nam cũng đã đón chào nguồn đầu tư từ nước ngoài này, tích cực tham gia thúc đẩy tổng hợp kinh tế khu vực. Việt Nam còn là nước thành viên của ASEAN, có mạng lưới FTA hoàn chỉnh. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại, Việt Nam là nước được hưởng lợi, chuyển dịch thương mại rõ ràng, vốn nước ngoài tăng trưởng ổn định, dần hình thành ngành sản xuất chế tạo tập trung.
Bà cũng đã nhắc tới lợi thế về môi trường đầu tư của Việt Nam, Việt Nam có nguồn nhân lực gấp 4 lần Đài Loan, diện tích đất đai gấp 9 lần Đài Loan, tài nguyên phong phú, lợi tức dân số cao, tố chất nhân lực cao. Việt Nam chú trọng giáo dục, đặc biệt là ngoại ngữ, bao gồm tiếng Trung, nguồn nhân tài dồi dào, có thể đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư, cùng với đó là người dân hai nước có mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, nên đây sẽ là môi trường tốt cho doanh nghiệp Đài Loan đầu tư, sinh sống. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp Đài Loan tại Việt Nam đã có nhiều, thuận tiện cho việc giúp đỡ, hợp tác với nhau, Việt Nam vẫn là lựa chọn đầu tư hàng đầu của các nhà đầu tư Đài Loan, ước đoán nền kinh tế Việt Nam sẽ còn phát triển trong ít nhất 10 năm nữa.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Liên minh Châu Âu vào ngày 30 tháng 6 năm 2019. Hiệp định FTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 2020. Sau khi FTA có hiệu lực, 71% thuế quan hàng hóa EU sẽ được đưa về 0, 99% hàng hóa sau 7 năm có hiệu lực sẽ có thuế quan bằng 0, chỉ có một bộ phận sản phẩm nông nghiệp và hóa chất nhạy cảm là ngoại lệ. Còn 65% thuế quan hàng hóa Việt Nam cũng sẽ được đưa về 0, một bộ phận thuế quan hàng hóa sẽ giảm xuống còn 0 trong giai đoạn 10 năm, chỉ có số ít sản phẩm, khoáng sản và thiết bị vận chuyển là ngoại lệ, cuối cùng 99% thuế quan hàng hóa sẽ bị gỡ bỏ.
Tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, đã thay đổi hình thái sản xuất và xu thế tiêu dùng toàn cầu, các ngành nghề phát triển không đồng đều, hiện tượng các doanh nghiệp cùng ngành hợp tác hoặc doanh nghiệp khác ngành cùng liên minh đã trở thành một hướng đi mới trong việc nỗ lực thử nghiệm phương pháp kinh doanh mới, các cách tiếp thị truyền thống đang dần bị “đào thải”, kết nối với mạng lưới internet và sàn thương mại điện tử đã là điều không thể thiếu, với lại điều quan trọng hơn hết là một chuỗi, khối khu công nghiệp mang tính an toàn hơn đang “chớm nở”, nếu muốn tiến vào thị trường Việt Nam để giành được phần lợi thế trước, trước tiên phải nghiên cứu kế hoạch, Hiệp hội Đài – Việt là cầu nối giữa chính quyền Việt Nam và Đài Loan, doanh nghiệp có thể tham khảo các thông tin liên quan mà Hiệp hội cung cấp, để khảo sát đánh giá về việc tiến vào thị trường Việt Nam.
Với lại Myanmar cũng là một trong mười nước thành viên của ASEAN, trải qua nhiều năm “bế quan tỏa cảng”, thời gian mở cửa chưa đến 10 năm, nền kinh tế tăng trưởng mang tính nhảy vọt, được xem là “khu đất vàng cuối cùng”. Myanmar có mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, Bộ Ngoại Giao Đài Loan mãi đến năm 2016 mới có thể chính thức thành lập Văn phòng tại nơi đây, về tổ chức phi chính phủ, có sự góp mặt của Hiệp hội Giao lưu Văn hóa Kinh tế Thương mại Đài Loan – Myanmar để hỗ trợ các hợp tác phi chính phủ, duy trì mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước, thể hiện tổng thể sức mạnh đoàn kết của Đài Loan.
Chủ tịch Hiệp hội Đài Loan – Myanmar, ông Dương Kỳ đã chỉ ra, theo thống kê của Bộ Kinh Tế, thương mại Myanmar tăng trưởng theo từng năm, kim ngạch năm 2017 đã đạt 295 triệu USD, nhà đầu tư Đài Loan rất nhạy bén trong thị trường đầu tư toàn cầu, nên sẽ chẳng thể nào vắng bóng tại thị trường Myanmar này được. Hiệp hội Đài Loan – Myanmar hỗ trợ chính quyền đưa ra các ý kiến về “Think tank” và triển khai thực hiện, Hiệp hội nắm vai trò quan trọng, trong đó lĩnh vực y khoa quốc tế và giao lưu giáo dục bậc cao đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Năm 2018, Hiệp hội Đài Loan – Myanmar và Đại sứ Myo Thet tại Myanmar đã sắp xếp cho các nhân viên có liên quan của Đài Loan đến thăm Học viện Y trường Đại học Yangon và 8 bệnh viện công lập, tư nhân, tiến hành khảo sát chuyên sâu, định hướng phát triển cho sau này. Năm 2019, doanh nghiệp y tế bắt tay hợp tác hỗ trợ đưa trẻ em Myanmar mắc các bệnh hiếm gặp đến Đài Loan để chữa trị, đã tạo được tiếng vang lớn tại Myanmar, các phương tiện truyền thông chính thống tại Myanmar lần lượt đưa tin về các thành quả như giúp trẻ em Myanmar phục hồi thị lực, tái tạo lại tai phải, dòng chữ “Cảm ơn Bệnh viện Đại học Y Trung Quốc, doanh nghiệp Pou Chen, cảm ơn Đài Loan” xuất hiện khắp nơi tại Myanmar, đây là công tác quảng bá và phản hồi tốt nhất cho chất lượng y tế và hình tượng quốc tế của Đài Loan.
Tài nguyên Myanmar dồi dào, chính quyền Myanmar đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, Myanmar là thị trường đáng để Đài Loan quan tâm. Doanh nghiệp Đài Loan mở rộng phát triển tại Myanmar, Hiệp hội Đài Loan – Myanmar xây dựng nền tảng và hệ thống, là bước đầu tiên của “Taiwan Can Help”.
Hiệu trưởng trường Đại học Quốc lập Thương nghiệp Đài Bắc, ông Trương Thụy Hùng bày tỏ, nhà trường hỗ trợ doanh nghiệp Đài Loan đào tạo nhân tài, có các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp, cung cấp các khóa học về ngôn ngữ, thương mại và kỹ thuật, cùng với nguồn trợ cấp từ chính phủ cho chương trình đào tạo nhân tài theo chính sách Tân hướng Nam, giúp các doanh nghiệp Đài Loan có thể nắm bắt nhiều cơ hội phát triển tại nước ngoài hơn.
Đại sứ Nguyễn Anh Dũng- Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, khuyến khích và đón chào các doanh nghiệp Đài Loan đến Việt Nam để phát triển thương mại và đầu tư, Hiệp hội Đài – Việt chính là cầu nối giao thương hợp tác hỗ trợ giữa chính quyền Việt Nam và Đài Loan, sẽ giúp được cho doanh nghiệp có được nhiều thông tin làm nghiên cứu khảo sát thị trường trước khi vào đầu tư hoặc phát triển thương mại.
Hiệp hội Đài – Việt được thành lập vào ngày 6 tháng 10 năm 2016, trong 5 năm qua Hiệp hội đã nhận được sự hỗ trợ từ Ủy viên Văn phòng Lập pháp, ông Chung Gia Pin, cùng với sự ủng hộ của Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc-Đại sứ Nguyễn Anh Dũng, Hiệp hội đã tích cực thúc đẩy kinh tế, văn hóa, giáo dục và hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Đài Loan, mỗi năm có khoảng 20 sự kiện, hoạt động giao lưu về kết nối cơ hội đầu tư, thương mại, hội thảo giáo dục, đào tạo nhân lực, giao lưu văn hóa, v.v. và đã đạt được một số thành tựu nhất định.
Chủ tịch kiêm người sáng lập Hiệp hội Đài – Việt, bà Ngô Phẩm Trân, đã vinh dự được nhận các giải thưởng đóng góp trong công tác kiều bào từ phía Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài tại Tp.HCM, UBND thành phố Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Đồng Tháp, nhằm khẳng định với những việc làm của bà Ngô Phẩm Trân trong việc xúc tiến hợp tác giao lưu song phương trên nhiều phương diện. Ngày 7 tháng 11 năm 2019, Hiệp hội đã được Bộ Ngoại Giao Việt Nam cấp phép hoạt động và thành lập chi hội tại Việt Nam, nhằm thuận lợi hơn tăng cường hỗ trợ xúc tiến hợp tác kinh tế thương mại song phương, v.v.
Bà Ngô Phẩm Trân đã chỉ ra lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, Việt Nam thực hiện chính sách cải cách mở cửa vào năm 1985, đã tiến hành các quốc sách nền tảng như mở cửa kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, duy trì ổn định chính trị, chính sách này vẫn được duy trì cho đến nay, giúp đất nước: chính trị ổn định, xã hội ổn định, nhân dân an sinh. Năm 2008, Việt Nam gia nhập WTO, các nước thấy được sự lạc quan trong cơ hội đầu tư tại Việt Nam, nên đã đổ xô đầu tư vào nơi đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng vì vậy mà phát triển vượt bậc. Việt Nam cũng đã đón chào nguồn đầu tư từ nước ngoài này, tích cực tham gia thúc đẩy tổng hợp kinh tế khu vực. Việt Nam còn là nước thành viên của ASEAN, có mạng lưới FTA hoàn chỉnh. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại, Việt Nam là nước được hưởng lợi, chuyển dịch thương mại rõ ràng, vốn nước ngoài tăng trưởng ổn định, dần hình thành ngành sản xuất chế tạo tập trung.
Bà cũng đã nhắc tới lợi thế về môi trường đầu tư của Việt Nam, Việt Nam có nguồn nhân lực gấp 4 lần Đài Loan, diện tích đất đai gấp 9 lần Đài Loan, tài nguyên phong phú, lợi tức dân số cao, tố chất nhân lực cao. Việt Nam chú trọng giáo dục, đặc biệt là ngoại ngữ, bao gồm tiếng Trung, nguồn nhân tài dồi dào, có thể đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư, cùng với đó là người dân hai nước có mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, nên đây sẽ là môi trường tốt cho doanh nghiệp Đài Loan đầu tư, sinh sống. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp Đài Loan tại Việt Nam đã có nhiều, thuận tiện cho việc giúp đỡ, hợp tác với nhau, Việt Nam vẫn là lựa chọn đầu tư hàng đầu của các nhà đầu tư Đài Loan, ước đoán nền kinh tế Việt Nam sẽ còn phát triển trong ít nhất 10 năm nữa.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Liên minh Châu Âu vào ngày 30 tháng 6 năm 2019. Hiệp định FTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 2020. Sau khi FTA có hiệu lực, 71% thuế quan hàng hóa EU sẽ được đưa về 0, 99% hàng hóa sau 7 năm có hiệu lực sẽ có thuế quan bằng 0, chỉ có một bộ phận sản phẩm nông nghiệp và hóa chất nhạy cảm là ngoại lệ. Còn 65% thuế quan hàng hóa Việt Nam cũng sẽ được đưa về 0, một bộ phận thuế quan hàng hóa sẽ giảm xuống còn 0 trong giai đoạn 10 năm, chỉ có số ít sản phẩm, khoáng sản và thiết bị vận chuyển là ngoại lệ, cuối cùng 99% thuế quan hàng hóa sẽ bị gỡ bỏ.
Tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, đã thay đổi hình thái sản xuất và xu thế tiêu dùng toàn cầu, các ngành nghề phát triển không đồng đều, hiện tượng các doanh nghiệp cùng ngành hợp tác hoặc doanh nghiệp khác ngành cùng liên minh đã trở thành một hướng đi mới trong việc nỗ lực thử nghiệm phương pháp kinh doanh mới, các cách tiếp thị truyền thống đang dần bị “đào thải”, kết nối với mạng lưới internet và sàn thương mại điện tử đã là điều không thể thiếu, với lại điều quan trọng hơn hết là một chuỗi, khối khu công nghiệp mang tính an toàn hơn đang “chớm nở”, nếu muốn tiến vào thị trường Việt Nam để giành được phần lợi thế trước, trước tiên phải nghiên cứu kế hoạch, Hiệp hội Đài – Việt là cầu nối giữa chính quyền Việt Nam và Đài Loan, doanh nghiệp có thể tham khảo các thông tin liên quan mà Hiệp hội cung cấp, để khảo sát đánh giá về việc tiến vào thị trường Việt Nam.
Với lại Myanmar cũng là một trong mười nước thành viên của ASEAN, trải qua nhiều năm “bế quan tỏa cảng”, thời gian mở cửa chưa đến 10 năm, nền kinh tế tăng trưởng mang tính nhảy vọt, được xem là “khu đất vàng cuối cùng”. Myanmar có mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, Bộ Ngoại Giao Đài Loan mãi đến năm 2016 mới có thể chính thức thành lập Văn phòng tại nơi đây, về tổ chức phi chính phủ, có sự góp mặt của Hiệp hội Giao lưu Văn hóa Kinh tế Thương mại Đài Loan – Myanmar để hỗ trợ các hợp tác phi chính phủ, duy trì mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước, thể hiện tổng thể sức mạnh đoàn kết của Đài Loan.
Chủ tịch Hiệp hội Đài Loan – Myanmar, ông Dương Kỳ đã chỉ ra, theo thống kê của Bộ Kinh Tế, thương mại Myanmar tăng trưởng theo từng năm, kim ngạch năm 2017 đã đạt 295 triệu USD, nhà đầu tư Đài Loan rất nhạy bén trong thị trường đầu tư toàn cầu, nên sẽ chẳng thể nào vắng bóng tại thị trường Myanmar này được. Hiệp hội Đài Loan – Myanmar hỗ trợ chính quyền đưa ra các ý kiến về “Think tank” và triển khai thực hiện, Hiệp hội nắm vai trò quan trọng, trong đó lĩnh vực y khoa quốc tế và giao lưu giáo dục bậc cao đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Năm 2018, Hiệp hội Đài Loan – Myanmar và Đại sứ Myo Thet tại Myanmar đã sắp xếp cho các nhân viên có liên quan của Đài Loan đến thăm Học viện Y trường Đại học Yangon và 8 bệnh viện công lập, tư nhân, tiến hành khảo sát chuyên sâu, định hướng phát triển cho sau này. Năm 2019, doanh nghiệp y tế bắt tay hợp tác hỗ trợ đưa trẻ em Myanmar mắc các bệnh hiếm gặp đến Đài Loan để chữa trị, đã tạo được tiếng vang lớn tại Myanmar, các phương tiện truyền thông chính thống tại Myanmar lần lượt đưa tin về các thành quả như giúp trẻ em Myanmar phục hồi thị lực, tái tạo lại tai phải, dòng chữ “Cảm ơn Bệnh viện Đại học Y Trung Quốc, doanh nghiệp Pou Chen, cảm ơn Đài Loan” xuất hiện khắp nơi tại Myanmar, đây là công tác quảng bá và phản hồi tốt nhất cho chất lượng y tế và hình tượng quốc tế của Đài Loan.
Tài nguyên Myanmar dồi dào, chính quyền Myanmar đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, Myanmar là thị trường đáng để Đài Loan quan tâm. Doanh nghiệp Đài Loan mở rộng phát triển tại Myanmar, Hiệp hội Đài Loan – Myanmar xây dựng nền tảng và hệ thống, là bước đầu tiên của “Taiwan Can Help”.
Hiệu trưởng trường Đại học Quốc lập Thương nghiệp Đài Bắc, ông Trương Thụy Hùng bày tỏ, nhà trường hỗ trợ doanh nghiệp Đài Loan đào tạo nhân tài, có các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp, cung cấp các khóa học về ngôn ngữ, thương mại và kỹ thuật, cùng với nguồn trợ cấp từ chính phủ cho chương trình đào tạo nhân tài theo chính sách Tân hướng Nam, giúp các doanh nghiệp Đài Loan có thể nắm bắt nhiều cơ hội phát triển tại nước ngoài hơn.
Chủ tịch Ngô Phẩm Trân của Hiệp hội Đài – Việt (hàng đầu, thứ 3 từ trái qua phải), chủ tịch Dương Kỳ của Hiệp hội Đài Loan – Myanmar (hàng đầu, thứ 4 từ trái qua phải) và các doanh nghiệp tham gia buổi hội thảo.
Ảnh: Hiệp hội Đài – Việt
Nguồn tin:
https://money.udn.com/money/story/11799/5297602?fbclid=IwAR1lW5wYYTJqoTxPwywIfardONqtw3vkNP-Pxo55Bg4wLpUhG_8k_EacWu8#prettyPhoto
- Từ khóa bài viết này:
- Phân loại bài trước:Đại học Kỹ thuật Chihlee - Đài Loan (Trung Quốc) hợp tác đào tạo nhân tài với Đồng Tháp
- Phân loại bài trước:Quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam
- Bài trước:Giao Lưu Văn Hóa, Thương Mại giữa Việt Nam và Đài Loan
- Bài sau:Quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam