“Tuần báo Đông Nam Á thứ 103” Đại hội Đảng lần thứ XIII Việt Nam diễn ra, ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức Tổng bí thư? Ấn Độ quyên tặng vắc xin cho Myanmar để thực hiện kế hoạch tiêm phòng, Malaysia và Úc thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện
Post Update by Chỉnh sửa on 2021-02-05 11:15:04
Tuần báo Đông Nam Á, tạp chí Nam Dương kỳ thứ 103, xin gửi đến đọc giả tin tức thời sự được chọn lọc trong khoảng thời gian từ ngày 23 tháng 1 đến ngày 29 tháng 1 năm 2021, tin tức sau đây gồm 6 sự kiện lớn trong khu vực ASEAN, liên quan tới Việt Nam, Myanmar, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore.
Việt Nam, Đại hội Đảng lần thứ XIII được diễn ra, ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức Tổng bí thư
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam (Đại hội Đảng lần thứ XIII), được diễn ra tại Hà Nội vào ngày 25 tháng 1 đến ngày 2 tháng 2, có sự góp mặt của 1587 vị đại biểu, đại hội sẽ bầu ra Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ và Chủ tịch Quốc hội cho 5 năm tiếp theo.
Nguyễn Phú Trọng nay đã 76 tuổi, hiện giữ chức Tổng bí thư Đảng kiêm Chủ tịch nước; Thủ tướng là ông Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội là bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Trong Đại hội, ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức Tổng bí thư Đảng.
Ngoài việc bầu ra 4 trụ cột lãnh đạo, Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế trong tương lai. Việt Nam năm 2025 sẽ trở thành nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, năm 2030 là nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao; tiếp tục đổi mới sâu rộng, duy trì mức tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và ổn định.
Myanmar, Ấn Độ quyên tặng vắc xin, Myanmar tiến hành kế hoạch tiêm phòng
Lô vắc xin Covid-19 đầu tiên gồm 1.5 triệu liều được Ấn Độ quyên tặng sẽ được vận chuyển đến Myanmar vào ngày 22 tháng 1, đủ để tiêm phòng cho 750 nghìn người, chính quyền Myanmar theo đó cũng thực hiện kế hoạch tiêm vắc xin vào ngày 27, nhân viên y tế tuyến đầu sẽ tiêm phòng trước.
Ấn Độ gần đây tích cực thúc đẩy hoạt động ngoại giao vắc xin trong khu vực, Ấn độ đã tận dụng lợi thế của “Viện nghiên cứu huyết thanh Ấn Độ” (Serum Institute of India) – nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới, để sản xuất số lượng lớn vắc xin được hợp tác nghiên cứu phát triển bởi nhà thuốc AstraZeneca và đại học Oxford Anh và quyên tặng cho các nước khác. Hiện số vắc xin này đã lần lượt được vận chuyển sang Maldives, Bhutan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal, Myanmar,… nhằm thúc đẩy mối quan hệ nước láng giềng, chống lại sức ảnh hưởng ngày càng bành trướng của Trung Quốc.
Đại sứ Ấn Độ tại Myanmar, Saurabh Kumar không chỉ đích thân đến sân bay Yangon để kiểm tra 1.5 triệu liều vắc xin, ông còn ví “đây là món quà của Ấn Độ dành tặng cho Myanmar”. Chính quyền Myanmar cũng theo đó mà thực hiện kế hoạch tiêm chủng, lô đầu tiên dành cho 110 nghìn nhân viên y tế tuyến đầu và 10 nghìn tình nguyện viên y tế, hy vọng có thể giảm thiểu tỷ lệ lây nhiễm, giảm nhẹ áp lực cho nhân viên y tế; Tiếp theo sẽ tiêm chủng cho các quan chức nhà nước, nghị sĩ quốc hội và người cao tuổi trên 65 tuổi, lần lượt được thực hiện từ ngày 29 tháng 1 đến 5 tháng 2.
Myanmar đang đối đầu làn sóng dịch bệnh thứ hai, số ca nhiễm vượt qua mức 138000 ca, số người không qua khỏi 3000 người, cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi kêu gọi người dân thực hiện nghiêm túc quy định phòng chống dịch bệnh, đừng vì kế hoạch tiêm ngừa vắn xin được thực hiện mà chủ quan.
Malaysia, Malaysia và Úc thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện
Thủ tướng Malaysia, Muhyiddin Yassin và thủ tướng Úc, Scott Morrison đã họp trực tuyến vào ngày 27 tháng 1, hai bên đồng ý hợp tác sâu rộng, giúp mối quan hệ hai nước nâng tầm “mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” (Comprehensive Strategic Partnership).
Mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Malaysia và Úc sẽ dựa trên ba cơ sở: kinh tế phát triển, xã hội và khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng và khu vực, để đảm đảo được thực hiện hiệu quả và duy trì hợp tác sâu rộng, lãnh đạo hai nước ngoài việc ký kết các kế hoạch hoạt động đề xuất cụ thể ra, cũng đồng ý bình thường hóa cuộc họp lãnh đạo hằng năm. Theo tuyên bố chung, hai bên chủ yếu trao đổi ý kiến về đàm phán và hợp tác chiến lược, bao gồm vấn đề an ninh kinh tế liên quan đến sự ổn định của chuỗi cung ứng, vai trò của cấu tạo đa phương diện như ASEAN trong sự ổn định khu vực, biện pháp hỗ trợ đối với chính tình hình dịch bệnh và các tác động có liên quan, v.v.
Ngoài củng cố các lĩnh vực hợp tác đã có ra, hai bên cũng sẽ nghiên cứu thảo luận hơn nữa về các phương diện như kinh tế số, nông nghiệp và an toàn thực phẩm, ứng phó thiên tai và rủi ro vệ sinh công cộng, khoa học công nghệ đổi mới, trao quyền cho thanh niên, v.v. Về việc hợp tác này, Văn phòng thủ tưởng Malaysia gọi đây là “cột mốc vô cùng quan trọng và mang tính lịch sử” trong mối quan hệ hai bên, thể hiện sự quyết tâm và lời hứa của hai nước trong việc duy trì tăng cường hợp tác các lĩnh vực trong cấu tạo đa phương và song phương; Thủ tướng Úc cũng khen ngợi đây là “một bước quan trọng”, tương xứng với chiều sâu, chiều rộng của mối quan hệ đối tác lâu dài của hai bên, thậm chí là lợi ích chung của hai nước trong sự an toàn và thịnh vượng khu vực.
Malaysia thiết lập ngoại giao với Úc vào năm 1955, năm 2015 thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược, năm 2021 tiến một bước nâng tầm thành mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Hiện giờ ngoài Úc ra, chỉ với Trung Quốc là có mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Philippines, “một vành đai, một con đường” gặp khó khăn? Philippines hủy bỏ tư cách trúng thầu của doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc
Công trình xây dựng sân bay quốc tế Sangley Point theo “một vành đai, Một con đường” mà tập đoàn xây dựng công trình giao thông Trung Quốc và công ty MacroAsia Philippines cùng trúng thầu, tuần này có tin tức cho rằng dự án sẽ bị hủy bỏ tư cách trúng thầu, dẫn tới sự quan tâm của các giới ngành.
Công trình xây dựng sân bay quốc tế Sangley Point (Sangley Point International Airport) nằm ở tỉnh Cative, theo dự tính sẽ mở rộng sân bay mà ban đầu sử dụng cho mục đích bay nội địa, để giảm thiểu gánh nặng giao thông của Manila. Năm 2019, công ty MacroAsia của Philippines và tập đoàn xây dựng công trình giao thông của Trung Quốc (China Communications Construction) trúng thầu, giá xây dựng công trình 10 tỷ USD (khoảng 300 tỷ Đài Tệ), là gói thầu đầu tư có số vốn đầu tư lớn nhất của Trung Quốc kể từ khi ông Duterte nhậm chức.
MacroAsia trong tuần này tuyên bố tư cách trúng thầu của công ty bị hủy bỏ, giá cổ phiếu ngay lập tức giảm 19%. Chủ tịch tỉnh Cative, ông Juanito Victor Remulla cho biết, hồ sơ đấu thầu của công ty trúng thầu nộp lên có nhiều chỗ chưa đầy đủ thông tin, như là chưa cung cấp thỏa thuận liên doanh, cho thấy tập đoàn xây dựng công trình giao thông Trung Quốc chưa thực sự tập trung vào công trình dự án này, vì vậy sẽ hủy bỏ tư cách trúng thầu.
Tập đoàn xây dựng công trình giao thông Trung Quốc là nhà thầu chính của nhiều dự án được đề xuất trong “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc. Tháng 8 năm 2020, Mỹ với lý do là hỗ trợ Bắc Kinh quân sự hóa các đảo ở Biển Đông, liệt 24 doanh nhiệp quốc doanh của Trung Quốc vào danh sách kiểm soát xuất khẩu, công ty bị liệt vào danh sách đen bao gồm tập đoàn xây dựng công trình giao thông Trung Quốc và 5 công ty con của họ. Lúc đó, chính phủ Duterte cho rằng sân bay quốc tế Sangley Point hợp tác với Trung Quốc, sẽ không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Bị hỏi đến việc hủy bỏ tư cách của tập đoàn xây dựng công trình giao thông có liên quan tới lệnh trừng phạt của Mỹ, chủ tịch tỉnh Cative , ông Juanito Victor Remulla phủ nhận điều đó, ông nói rằng tiếp theo sẽ tiến hành bàn bạc với các đối tượng hợp tác tiềm năng mới, dự kiến tháng 10 năm nay sẽ chọn được đối tượng hợp tác, để hoàn thành tốt việc mở rộng sân bay.
Thái Lan, giữa tháng 2 thực hiện tiêm vắc xin Covid-19, đợt đầu gồm 19 triệu nhân viên y tế và người dân tại vùng có rủi ro lây nhiễm cao được hưởng lợi
Theo bản tin ngày 25 tháng 1 của Bangkok Post, chính phủ Thái Lan dự định kể từ ngày 14 tháng 2 sẽ tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19 giai đoạn 1 trong nước, đối tượng tiêm chủng đợt đầu tiên tổng cộng có 19 triệu nhân viên y tế tuyến đầu, người dân tại vùng có rủi ro lây nhiễm cao và người dân cao tuổi hoặc mắc bệnh tim mạch.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan tuần trước đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp vắc xin của công ty AstraZeneca Anh, dự kiến bắt đầu từ tháng 2 trở đi sẽ nhận được 50 nghìn liều trong số 150 nghìn liều từ công ty đó. Chính phủ Thái Lan cũng đã đặt 2 triệu liều vắc xin của công ty Sinovac Biotech Trung Quốc, nhưng chưa được Cục Quản lý phê duyệt sử dụng khẩn cấp. Ngoài ra, Thái Lan cũng nhận được hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất 26 triệu liều vắc xin từ AstraZeneca, ủy quyền cho công ty Siam Bioscience mà vua Thái Lan nắm cổ phần để sản xuất trong nước.
Chính phủ Thái Lan dự kiến trước cuối năm 2021 giúp tối thiểu 50% người dân Thái được tiêm vắc xin. Kế hoạch tiêm vắc xin của chính phủ dự kiến tháng 5 năm nay bước sang giai đoạn hai, mở rộng phạm vi ra cả nước. Giai đoạn 3 sẽ bắt đầu vào tháng 1 năm 2022, mục tiêu là giúp người dân cả nước được tiêm vắc xin, để đạt được miễn dịch cộng đồng.
Chính phủ cũng đưa ra nền tảng “Doctor’s Ready” (หมอพร้อม) để hỗ trợ kế hoạch tiêm chủng vắc xin, người dân có thể sử dụng nền tảng này để hẹn tiêm chủng, chính phủ cũng có thể thông qua nó để tiếp nhận phản hồi đánh giá của người dân về tác dụng phụ của việc tiêm chủng.
Singapore, giá trị sản xuất tháng 12 tăng 14.3% bất chấp đại dịch
Cục Phát triển Kinh tế Singapore ngày 26 tháng 1 công bố số liệu kinh tế mới nhất, giá trị sản xuất của ngành sản xuất Singapore tăng mạnh 14.3% so với cùng kỳ năm ngoài. Ngoài việc cao hơn dự kiến ra, cũng đã nâng mức tăng trưởng giá trị sản xuất năm 2020 lên 7.3%, là thành tích tốt nhất từ 2017 đến nay.
Sự tăng trưởng tháng 12 năm ngoái chủ yếu nhờ vào ngành điện tử, hóa học và cơ khí tinh vi, đây là 3 ngành có mức tăng trưởng lần lượt là 41.8%, 12.3% và 11%. Trong ngành điện tử, ngành chất bán dẫn là nổi bật nhất, tăng trưởng 51%, chủ yếu hưởng lợi từ thị trường 5G và cơ sở so sánh tương đối thấp của giá trị sản xuất năm trước. Ngoài ra ngành linh kiện máy tính và ngành lưu trữ dữ liệu trong ngành điện tử cũng phát triển không kém, tăng trưởng 9.3%. Ngành hóa học tăng trưởng chủ yếu do một bộ phận nhà máy tháng 12 năm trước ngưng sản xuất để sửa chữa bảo trì, làm cho cơ sở so sánh giá trị sản xuất của ngành công nghiệp hóa dầu và ngành hóa học đặc thù thấp xuống, ngành cơ khí tinh vi tăng trưởng là do gia tăng sản xuất thiết bị bán dẫn và thiết bị đo lường.
So với các ngành sản xuất tăng trưởng bất chấp đại dịch nói trên, ngành công trình giao thông đã giảm mạnh 31.5% trong tháng 12, đặc biệt là ngành hàng không suy giảm 41.8%, ngành công trình bờ biển cũng tăng trưởng âm 30.8%. Đây là hai ngành nghề chịu sự tác động nghiêm trọng từ dịch bệnh, chủ yếu là do hạn chế du lịch và sự suy yếu của thị trường dầu khí toàn cẩu. Ngoài ra ngành sản xuất dược phẩm y tế sinh học bất ngờ suy giảm 13.2%, nhưng điều này là do giảm sản lượng chế tạo dược phẩm sinh học mà giảm 22.8%. Nhưng nhìn trên tổng thể cả năm, ngành sản xuất dược phẩm sinh học có mức tăng trưởng 23.7% trong tình hình dịch bệnh cả năm.
Khi có nhiều quốc gia bắt đầu tiêm vắc xin ngừa Covid-19, doanh nghiệp Singapore thấy tương đối lạc quan về viễn cảnh kinh doanh năm nay, Theo báo cáo điều tra gần đây của Cục Phát triển Kinh tế, 36% doanh nghiệp dự đoán tình hình kinh tế của 6 tháng đầu năm nay sẽ được cải thiện, chỉ có 4% cho rằng thị trường sẽ suy thoái.
Nguồn tin:
https://aseanplusjournal.com/2021/01/29/aseanweekly103/?fbclid=IwAR1xmtPcmYXotKDRsjnoYuNdba4UAvGiqu66sla9UmfaKmEGLGaPwyGRWlw
Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Phó tổng thống Mỹ Biden năm 2020.(U.S. Department of State public domain wikimedia commons) |
Việt Nam, Đại hội Đảng lần thứ XIII được diễn ra, ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức Tổng bí thư
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam (Đại hội Đảng lần thứ XIII), được diễn ra tại Hà Nội vào ngày 25 tháng 1 đến ngày 2 tháng 2, có sự góp mặt của 1587 vị đại biểu, đại hội sẽ bầu ra Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ và Chủ tịch Quốc hội cho 5 năm tiếp theo.
Nguyễn Phú Trọng nay đã 76 tuổi, hiện giữ chức Tổng bí thư Đảng kiêm Chủ tịch nước; Thủ tướng là ông Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội là bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Trong Đại hội, ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức Tổng bí thư Đảng.
Ngoài việc bầu ra 4 trụ cột lãnh đạo, Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế trong tương lai. Việt Nam năm 2025 sẽ trở thành nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, năm 2030 là nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao; tiếp tục đổi mới sâu rộng, duy trì mức tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và ổn định.
Cố vấn nhà nước Myanmar, Aung San Suu Kyi thị sát tình hình nhân viên y tế tiêm chủng vắc xin.(Facebook của Văn phòng cố vấn quốc gia) |
Myanmar, Ấn Độ quyên tặng vắc xin, Myanmar tiến hành kế hoạch tiêm phòng
Lô vắc xin Covid-19 đầu tiên gồm 1.5 triệu liều được Ấn Độ quyên tặng sẽ được vận chuyển đến Myanmar vào ngày 22 tháng 1, đủ để tiêm phòng cho 750 nghìn người, chính quyền Myanmar theo đó cũng thực hiện kế hoạch tiêm vắc xin vào ngày 27, nhân viên y tế tuyến đầu sẽ tiêm phòng trước.
Ấn Độ gần đây tích cực thúc đẩy hoạt động ngoại giao vắc xin trong khu vực, Ấn độ đã tận dụng lợi thế của “Viện nghiên cứu huyết thanh Ấn Độ” (Serum Institute of India) – nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới, để sản xuất số lượng lớn vắc xin được hợp tác nghiên cứu phát triển bởi nhà thuốc AstraZeneca và đại học Oxford Anh và quyên tặng cho các nước khác. Hiện số vắc xin này đã lần lượt được vận chuyển sang Maldives, Bhutan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal, Myanmar,… nhằm thúc đẩy mối quan hệ nước láng giềng, chống lại sức ảnh hưởng ngày càng bành trướng của Trung Quốc.
Đại sứ Ấn Độ tại Myanmar, Saurabh Kumar không chỉ đích thân đến sân bay Yangon để kiểm tra 1.5 triệu liều vắc xin, ông còn ví “đây là món quà của Ấn Độ dành tặng cho Myanmar”. Chính quyền Myanmar cũng theo đó mà thực hiện kế hoạch tiêm chủng, lô đầu tiên dành cho 110 nghìn nhân viên y tế tuyến đầu và 10 nghìn tình nguyện viên y tế, hy vọng có thể giảm thiểu tỷ lệ lây nhiễm, giảm nhẹ áp lực cho nhân viên y tế; Tiếp theo sẽ tiêm chủng cho các quan chức nhà nước, nghị sĩ quốc hội và người cao tuổi trên 65 tuổi, lần lượt được thực hiện từ ngày 29 tháng 1 đến 5 tháng 2.
Myanmar đang đối đầu làn sóng dịch bệnh thứ hai, số ca nhiễm vượt qua mức 138000 ca, số người không qua khỏi 3000 người, cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi kêu gọi người dân thực hiện nghiêm túc quy định phòng chống dịch bệnh, đừng vì kế hoạch tiêm ngừa vắn xin được thực hiện mà chủ quan.
Thủ tướng Úc, Scott Morrison và thủ tướng Malaysia, Muhyiddin Yassin tiến hành hội nghị trực tuyến. (Facebook của Muhyiddin Yassin) |
Malaysia, Malaysia và Úc thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện
Thủ tướng Malaysia, Muhyiddin Yassin và thủ tướng Úc, Scott Morrison đã họp trực tuyến vào ngày 27 tháng 1, hai bên đồng ý hợp tác sâu rộng, giúp mối quan hệ hai nước nâng tầm “mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” (Comprehensive Strategic Partnership).
Mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Malaysia và Úc sẽ dựa trên ba cơ sở: kinh tế phát triển, xã hội và khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng và khu vực, để đảm đảo được thực hiện hiệu quả và duy trì hợp tác sâu rộng, lãnh đạo hai nước ngoài việc ký kết các kế hoạch hoạt động đề xuất cụ thể ra, cũng đồng ý bình thường hóa cuộc họp lãnh đạo hằng năm. Theo tuyên bố chung, hai bên chủ yếu trao đổi ý kiến về đàm phán và hợp tác chiến lược, bao gồm vấn đề an ninh kinh tế liên quan đến sự ổn định của chuỗi cung ứng, vai trò của cấu tạo đa phương diện như ASEAN trong sự ổn định khu vực, biện pháp hỗ trợ đối với chính tình hình dịch bệnh và các tác động có liên quan, v.v.
Ngoài củng cố các lĩnh vực hợp tác đã có ra, hai bên cũng sẽ nghiên cứu thảo luận hơn nữa về các phương diện như kinh tế số, nông nghiệp và an toàn thực phẩm, ứng phó thiên tai và rủi ro vệ sinh công cộng, khoa học công nghệ đổi mới, trao quyền cho thanh niên, v.v. Về việc hợp tác này, Văn phòng thủ tưởng Malaysia gọi đây là “cột mốc vô cùng quan trọng và mang tính lịch sử” trong mối quan hệ hai bên, thể hiện sự quyết tâm và lời hứa của hai nước trong việc duy trì tăng cường hợp tác các lĩnh vực trong cấu tạo đa phương và song phương; Thủ tướng Úc cũng khen ngợi đây là “một bước quan trọng”, tương xứng với chiều sâu, chiều rộng của mối quan hệ đối tác lâu dài của hai bên, thậm chí là lợi ích chung của hai nước trong sự an toàn và thịnh vượng khu vực.
Malaysia thiết lập ngoại giao với Úc vào năm 1955, năm 2015 thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược, năm 2021 tiến một bước nâng tầm thành mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Hiện giờ ngoài Úc ra, chỉ với Trung Quốc là có mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Sân bay Sangley Point. (Cdr. T. L. Bigley Public domain Wikimedia commons) |
Philippines, “một vành đai, một con đường” gặp khó khăn? Philippines hủy bỏ tư cách trúng thầu của doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc
Công trình xây dựng sân bay quốc tế Sangley Point theo “một vành đai, Một con đường” mà tập đoàn xây dựng công trình giao thông Trung Quốc và công ty MacroAsia Philippines cùng trúng thầu, tuần này có tin tức cho rằng dự án sẽ bị hủy bỏ tư cách trúng thầu, dẫn tới sự quan tâm của các giới ngành.
Công trình xây dựng sân bay quốc tế Sangley Point (Sangley Point International Airport) nằm ở tỉnh Cative, theo dự tính sẽ mở rộng sân bay mà ban đầu sử dụng cho mục đích bay nội địa, để giảm thiểu gánh nặng giao thông của Manila. Năm 2019, công ty MacroAsia của Philippines và tập đoàn xây dựng công trình giao thông của Trung Quốc (China Communications Construction) trúng thầu, giá xây dựng công trình 10 tỷ USD (khoảng 300 tỷ Đài Tệ), là gói thầu đầu tư có số vốn đầu tư lớn nhất của Trung Quốc kể từ khi ông Duterte nhậm chức.
MacroAsia trong tuần này tuyên bố tư cách trúng thầu của công ty bị hủy bỏ, giá cổ phiếu ngay lập tức giảm 19%. Chủ tịch tỉnh Cative, ông Juanito Victor Remulla cho biết, hồ sơ đấu thầu của công ty trúng thầu nộp lên có nhiều chỗ chưa đầy đủ thông tin, như là chưa cung cấp thỏa thuận liên doanh, cho thấy tập đoàn xây dựng công trình giao thông Trung Quốc chưa thực sự tập trung vào công trình dự án này, vì vậy sẽ hủy bỏ tư cách trúng thầu.
Tập đoàn xây dựng công trình giao thông Trung Quốc là nhà thầu chính của nhiều dự án được đề xuất trong “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc. Tháng 8 năm 2020, Mỹ với lý do là hỗ trợ Bắc Kinh quân sự hóa các đảo ở Biển Đông, liệt 24 doanh nhiệp quốc doanh của Trung Quốc vào danh sách kiểm soát xuất khẩu, công ty bị liệt vào danh sách đen bao gồm tập đoàn xây dựng công trình giao thông Trung Quốc và 5 công ty con của họ. Lúc đó, chính phủ Duterte cho rằng sân bay quốc tế Sangley Point hợp tác với Trung Quốc, sẽ không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Bị hỏi đến việc hủy bỏ tư cách của tập đoàn xây dựng công trình giao thông có liên quan tới lệnh trừng phạt của Mỹ, chủ tịch tỉnh Cative , ông Juanito Victor Remulla phủ nhận điều đó, ông nói rằng tiếp theo sẽ tiến hành bàn bạc với các đối tượng hợp tác tiềm năng mới, dự kiến tháng 10 năm nay sẽ chọn được đối tượng hợp tác, để hoàn thành tốt việc mở rộng sân bay.
Hình minh họa vắc xin Covid-19. (Photo by Daniel Schludi on Unsplash) |
Thái Lan, giữa tháng 2 thực hiện tiêm vắc xin Covid-19, đợt đầu gồm 19 triệu nhân viên y tế và người dân tại vùng có rủi ro lây nhiễm cao được hưởng lợi
Theo bản tin ngày 25 tháng 1 của Bangkok Post, chính phủ Thái Lan dự định kể từ ngày 14 tháng 2 sẽ tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19 giai đoạn 1 trong nước, đối tượng tiêm chủng đợt đầu tiên tổng cộng có 19 triệu nhân viên y tế tuyến đầu, người dân tại vùng có rủi ro lây nhiễm cao và người dân cao tuổi hoặc mắc bệnh tim mạch.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan tuần trước đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp vắc xin của công ty AstraZeneca Anh, dự kiến bắt đầu từ tháng 2 trở đi sẽ nhận được 50 nghìn liều trong số 150 nghìn liều từ công ty đó. Chính phủ Thái Lan cũng đã đặt 2 triệu liều vắc xin của công ty Sinovac Biotech Trung Quốc, nhưng chưa được Cục Quản lý phê duyệt sử dụng khẩn cấp. Ngoài ra, Thái Lan cũng nhận được hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất 26 triệu liều vắc xin từ AstraZeneca, ủy quyền cho công ty Siam Bioscience mà vua Thái Lan nắm cổ phần để sản xuất trong nước.
Chính phủ Thái Lan dự kiến trước cuối năm 2021 giúp tối thiểu 50% người dân Thái được tiêm vắc xin. Kế hoạch tiêm vắc xin của chính phủ dự kiến tháng 5 năm nay bước sang giai đoạn hai, mở rộng phạm vi ra cả nước. Giai đoạn 3 sẽ bắt đầu vào tháng 1 năm 2022, mục tiêu là giúp người dân cả nước được tiêm vắc xin, để đạt được miễn dịch cộng đồng.
Chính phủ cũng đưa ra nền tảng “Doctor’s Ready” (หมอพร้อม) để hỗ trợ kế hoạch tiêm chủng vắc xin, người dân có thể sử dụng nền tảng này để hẹn tiêm chủng, chính phủ cũng có thể thông qua nó để tiếp nhận phản hồi đánh giá của người dân về tác dụng phụ của việc tiêm chủng.
Sự tăng trưởng của ngành sản xuất Singapore tháng 12 năm 2020 cao hơn dự kiến. (This is Engineering Flickr CC BY NC ND 2.0) |
Singapore, giá trị sản xuất tháng 12 tăng 14.3% bất chấp đại dịch
Cục Phát triển Kinh tế Singapore ngày 26 tháng 1 công bố số liệu kinh tế mới nhất, giá trị sản xuất của ngành sản xuất Singapore tăng mạnh 14.3% so với cùng kỳ năm ngoài. Ngoài việc cao hơn dự kiến ra, cũng đã nâng mức tăng trưởng giá trị sản xuất năm 2020 lên 7.3%, là thành tích tốt nhất từ 2017 đến nay.
Sự tăng trưởng tháng 12 năm ngoái chủ yếu nhờ vào ngành điện tử, hóa học và cơ khí tinh vi, đây là 3 ngành có mức tăng trưởng lần lượt là 41.8%, 12.3% và 11%. Trong ngành điện tử, ngành chất bán dẫn là nổi bật nhất, tăng trưởng 51%, chủ yếu hưởng lợi từ thị trường 5G và cơ sở so sánh tương đối thấp của giá trị sản xuất năm trước. Ngoài ra ngành linh kiện máy tính và ngành lưu trữ dữ liệu trong ngành điện tử cũng phát triển không kém, tăng trưởng 9.3%. Ngành hóa học tăng trưởng chủ yếu do một bộ phận nhà máy tháng 12 năm trước ngưng sản xuất để sửa chữa bảo trì, làm cho cơ sở so sánh giá trị sản xuất của ngành công nghiệp hóa dầu và ngành hóa học đặc thù thấp xuống, ngành cơ khí tinh vi tăng trưởng là do gia tăng sản xuất thiết bị bán dẫn và thiết bị đo lường.
So với các ngành sản xuất tăng trưởng bất chấp đại dịch nói trên, ngành công trình giao thông đã giảm mạnh 31.5% trong tháng 12, đặc biệt là ngành hàng không suy giảm 41.8%, ngành công trình bờ biển cũng tăng trưởng âm 30.8%. Đây là hai ngành nghề chịu sự tác động nghiêm trọng từ dịch bệnh, chủ yếu là do hạn chế du lịch và sự suy yếu của thị trường dầu khí toàn cẩu. Ngoài ra ngành sản xuất dược phẩm y tế sinh học bất ngờ suy giảm 13.2%, nhưng điều này là do giảm sản lượng chế tạo dược phẩm sinh học mà giảm 22.8%. Nhưng nhìn trên tổng thể cả năm, ngành sản xuất dược phẩm sinh học có mức tăng trưởng 23.7% trong tình hình dịch bệnh cả năm.
Khi có nhiều quốc gia bắt đầu tiêm vắc xin ngừa Covid-19, doanh nghiệp Singapore thấy tương đối lạc quan về viễn cảnh kinh doanh năm nay, Theo báo cáo điều tra gần đây của Cục Phát triển Kinh tế, 36% doanh nghiệp dự đoán tình hình kinh tế của 6 tháng đầu năm nay sẽ được cải thiện, chỉ có 4% cho rằng thị trường sẽ suy thoái.
Nguồn tin:
https://aseanplusjournal.com/2021/01/29/aseanweekly103/?fbclid=IwAR1xmtPcmYXotKDRsjnoYuNdba4UAvGiqu66sla9UmfaKmEGLGaPwyGRWlw
- Từ khóa bài viết này:
- Phân loại bài trước:Thư Chúc Tết của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
- Phân loại bài trước:Bước tiến mới cho đào tạo nhân tài theo chính sách hướng Nam mới, Hiệp hội Đài-Việt xúc tiến ký kết thành công ba bản MOU
- Bài trước:Chị em Hội nữ doanh nhân Việt Nam tại Đài Loan chúc Tết Quý kiều bào trên toàn thế giới!
- Bài sau:Bước tiến mới cho đào tạo nhân tài theo chính sách hướng Nam mới, Hiệp hội Đài-Việt xúc tiến ký kết thành công ba bản MOU