Đầu tư vào Việt Nam, tạo ra thế cùng có lợi, buổi hội thảo do Hiệp hội Đài Việt tổ chức gây ra tiếng vang lớn
Post Update by Chỉnh sửa on 2020-12-24 13:46:02
Hôm qua (ngày 19), Hiệp hội Phát triển Kinh tế Văn hóa Giáo dục Đài Việt tổ chức “Hội thảo cơ hội đầu tư Việt Nam sau dịch Covid-19 – Nguy cơ chuyển thành cơ hội”, phân tích ảnh hưởng của dịch bệnh tới thế giới, lợi thế và xu thế khi đầu tư vào Việt Nam. Bà Ngô Phẩm Trân, Chủ tịch Hiệp hội Đài Việt hy vọng có thể thông qua hội thảo này, thúc đẩy giao lưu thương mại giữa Việt Nam và Đài Loan, tạo nên thị trường cùng có lợi cho hai nước.
Bà Ngô Phẩm Trân cho biết, trong 5 năm qua, Đài Loan thực hiện chính sách Hướng Nam mới, rất nhiều doanh nghiệp Đài Loan đến Việt Nam để đầu tư, cùng với đó là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam để phát triển, bản thân Việt Nam cũng có nền kinh tế phát triển nhanh chóng, Việt Nam sẽ trở thành khu vực đầu tư trọng yếu của doanh nghiệp Đài Loan.
Để phát triển nền kinh tế nhanh chóng, chính phủ Việt Nam đã ban hành rất nhiều chính sách ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào khu công nghiệp, sẽ được miễn 2 năm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm 50% trong 4 năm, và miễn thuế hàng hóa nhập khẩu, v.v. Nếu đầu tư tại khu vực và quận huyện có điều kiện phát triển kinh tế khó khăn, bao gồm các huyện như: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Đức Huệ, thị trấn Kiến Tường, thị trấn Tân Thạnh, thị trấn Thạnh Hóa và thị trấn Đức Hòa, đều sẽ có ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, tiền thuê đất.
Hội thảo đã mời ông Nguyễn Anh Dũng, Đại sứ Văn phòng Kinh tế Văn Hóa Việt Nam tại Đài Bắc tham gia phát biểu thông qua ghi hình trực tuyến. Đại sứ cảm ơn Hiệp hội Đài Việt 5 năm qua đã tích cực hỗ trợ Văn phòng thúc dẩy các chính sách Hướng Nam mới, đặc biệt là phương diện đầu tư, đại sứ đại diện cho chính phủ Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Đài Loan đến đầu tư tại Việt Nam, Tổ trưởng Lê Quang Tuấn của Bộ phận Đầu tư của Văn phòng đại diện cũng tham dự buổi hội thảo, chia sẻ các điều cần lưu ý về quy định pháp luật đầu tư tại Việt Nam.
Ông Hoàng Chí Bằng, nguyên đại sứ của Văn phòng Kinh tế Văn hóa Đài Loan tại Việt Nam, cố vấn hiện tại của Tổng hội Công nghiệp toàn quốc và Hiệp hội Công nghiệp và Thương mại Trung Hoa Dân Quốc, đã chia sẻ những điều cần lưu ý khi đầu tư tại Việt Nam cho các doanh nghiệp Đài Loan, khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào Việt Nam, theo ông đánh giá, Việt Nam trong 10 năm tới sẽ là thời hoàng kim của nền kinh tế, các doanh nghiệp Đài Loan phải nắm bắt cơ hội này. Tập đoàn 365 Việt Nam cũng đã giới thiệu kênh thương mại Việt Nam cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể thông qua kênh thương mại này để đưa sản phẩm của mình lên kệ, vào siêu thị Việt Nam.
Việt Nam ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do để phát triển sức cạnh tranh quốc tế
Ông Lê Quang Tuấn cho biết, Việt Nam do được các nhà máy nước ngoài đầu tư vào, nên tổng GDP năm 2019 lên tới con số 266.5 tỷ USD, tỷ lệ tăng trưởng đạt 6.8%, cao nhất trong 10 năm qua; Quý 1 của năm 2020, tỷ lệ tăng trưởng 3.18%, cao nhất Châu Á, Ông Tuấn nhấn mạnh, Việt Nam đã ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do, bao gồm Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu-Việt Nam (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), v.v. Năm nay đã hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), năm tới bắt đầu có hiệu lực, Việt Nam có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.
Lê Quang Tuấn chỉ ra, Việt Nam với sự ổn định của chính trị, xã hội mở, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và ổn định, có nguồn nhân lực phong phú, vị trí địa lý thuận lợi, sử dụng thông thạo các phần mềm thông tin, ví dụ như Facebook, Google, tương tự như Đài Loan, nên Việt Nam vô cùng thích hợp cho doanh nghiệp Đài Loan đầu tư. Ông Lê Quang Tuấn đề xuất các lĩnh vực mà các doanh nghiệp Đài Loan có thể đầu tư tại Việt Nam, bao gồm chất bán dẫn, tự động hóa, năng lượng tái tạo, linh kiện điện tử, công nghệ sinh học ứng dụng và gia công sản phẩm, v.v. Đây là lợi thế của ngành sản xuất Đài Loan, có thể nhận được nhiều ưu đãi miễn giảm từ chính sách Việt Nam hơn.
Phân tích tình hình quốc tế, đoàn kết sức mạnh doanh nghiệp Đài Loan
Ông Hoàng Chí Bằng lấy Hiệp định RCEP làm ví dụ để phân tích tình hình của Đài Loan trong thương mại quốc tế. RCEP dự tính sẽ giảm mức thuế của hơn 90% sản phẩm xuất khẩu xuống con số 0 trong 10 năm, nhưng Đài Loan không phải là nước thành viên, như vậy sẽ gây ra tác động to lớn cho ngành sản xuất theo định hướng xuất khẩu của Đài Loan, đặc biệt là các ngành sản xuất truyền thống như máy móc, nhựa hóa, gang thép, dệt may, v.v. Nguyên đại sứ cho rằng, doanh nghiệp theo đuổi việc tham gia tổng hợp thương mại hai bên hoặc khu vực nhất định phải xem xét tình hình, xác định phương hướng, đưa ra chính sách, phải kiên trì thúc đẩy đến cùng, để thu được lợi nhuận từ nó, doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí giá vốn tương ứng, đối với tình hình chính trị quốc tế hiện giờ của Đài Loan mà nói, cái giá phải bỏ ra sẽ phải cao hơn. Hoàng Chí Bằng nói: “nó có thể làm suy yếu chúng ta, nhưng không thể nuốt chửng chúng ta.”
Đài Loan nằm trong tình thế xấu trên trường quốc tế, cộng thêm tình hình dịch bệnh đã thay đổi hình thái sản xuất và xu thế tiêu dùng trên thế giới, các ngành sản xuất tăng giảm không đều. Hoàng Chí Bằng chỉ ra, các đồng nghiệp cần phải đoàn kết lại với nhau, tăng cường sức mạnh ngành sản xuất của chính mình, hoặc là liên minh với các ngành nghề khác để phát triển cơ hội kinh doanh mới, nếu là công ty lần đầu tiên đầu tư vào thị trường Việt Nam, có thể nhờ các tổ chức doanh nghiệp Đài Loan tại Việt Nam tư vấn, như vậy mới có thể tránh được “lầm đường lỡ bước”, để tạo ra cơ hội kinh tế vô tận cho Đài Loan
Bà Ngô Phẩm Trân cho biết, trong 5 năm qua, Đài Loan thực hiện chính sách Hướng Nam mới, rất nhiều doanh nghiệp Đài Loan đến Việt Nam để đầu tư, cùng với đó là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam để phát triển, bản thân Việt Nam cũng có nền kinh tế phát triển nhanh chóng, Việt Nam sẽ trở thành khu vực đầu tư trọng yếu của doanh nghiệp Đài Loan.
Bà Ngô Phẩm Trân, Chủ tịch Hiệp hội Đài Việt (hàng đầu thứ 4, từ phải qua trái), ông Hoàng Chí Bằng, cựu đại diện Việt nam tại Đài Loan, Cố vấn hiện tại của Tổng hội Công nghiệp, Hiệp hội Công nghiệp và Thương mại (hàng đầu thứ 5, từ phải qua trái), cùng với các đại biểu doanh nghiệp tham dự hội thảo. Ảnh: Hiệp hội Đài Việt |
Để phát triển nền kinh tế nhanh chóng, chính phủ Việt Nam đã ban hành rất nhiều chính sách ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào khu công nghiệp, sẽ được miễn 2 năm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm 50% trong 4 năm, và miễn thuế hàng hóa nhập khẩu, v.v. Nếu đầu tư tại khu vực và quận huyện có điều kiện phát triển kinh tế khó khăn, bao gồm các huyện như: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Đức Huệ, thị trấn Kiến Tường, thị trấn Tân Thạnh, thị trấn Thạnh Hóa và thị trấn Đức Hòa, đều sẽ có ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, tiền thuê đất.
Hội thảo đã mời ông Nguyễn Anh Dũng, Đại sứ Văn phòng Kinh tế Văn Hóa Việt Nam tại Đài Bắc tham gia phát biểu thông qua ghi hình trực tuyến. Đại sứ cảm ơn Hiệp hội Đài Việt 5 năm qua đã tích cực hỗ trợ Văn phòng thúc dẩy các chính sách Hướng Nam mới, đặc biệt là phương diện đầu tư, đại sứ đại diện cho chính phủ Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Đài Loan đến đầu tư tại Việt Nam, Tổ trưởng Lê Quang Tuấn của Bộ phận Đầu tư của Văn phòng đại diện cũng tham dự buổi hội thảo, chia sẻ các điều cần lưu ý về quy định pháp luật đầu tư tại Việt Nam.
Ông Hoàng Chí Bằng, nguyên đại sứ của Văn phòng Kinh tế Văn hóa Đài Loan tại Việt Nam, cố vấn hiện tại của Tổng hội Công nghiệp toàn quốc và Hiệp hội Công nghiệp và Thương mại Trung Hoa Dân Quốc, đã chia sẻ những điều cần lưu ý khi đầu tư tại Việt Nam cho các doanh nghiệp Đài Loan, khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào Việt Nam, theo ông đánh giá, Việt Nam trong 10 năm tới sẽ là thời hoàng kim của nền kinh tế, các doanh nghiệp Đài Loan phải nắm bắt cơ hội này. Tập đoàn 365 Việt Nam cũng đã giới thiệu kênh thương mại Việt Nam cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể thông qua kênh thương mại này để đưa sản phẩm của mình lên kệ, vào siêu thị Việt Nam.
Việt Nam ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do để phát triển sức cạnh tranh quốc tế
Ông Lê Quang Tuấn cho biết, Việt Nam do được các nhà máy nước ngoài đầu tư vào, nên tổng GDP năm 2019 lên tới con số 266.5 tỷ USD, tỷ lệ tăng trưởng đạt 6.8%, cao nhất trong 10 năm qua; Quý 1 của năm 2020, tỷ lệ tăng trưởng 3.18%, cao nhất Châu Á, Ông Tuấn nhấn mạnh, Việt Nam đã ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do, bao gồm Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu-Việt Nam (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), v.v. Năm nay đã hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), năm tới bắt đầu có hiệu lực, Việt Nam có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.
Lê Quang Tuấn chỉ ra, Việt Nam với sự ổn định của chính trị, xã hội mở, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và ổn định, có nguồn nhân lực phong phú, vị trí địa lý thuận lợi, sử dụng thông thạo các phần mềm thông tin, ví dụ như Facebook, Google, tương tự như Đài Loan, nên Việt Nam vô cùng thích hợp cho doanh nghiệp Đài Loan đầu tư. Ông Lê Quang Tuấn đề xuất các lĩnh vực mà các doanh nghiệp Đài Loan có thể đầu tư tại Việt Nam, bao gồm chất bán dẫn, tự động hóa, năng lượng tái tạo, linh kiện điện tử, công nghệ sinh học ứng dụng và gia công sản phẩm, v.v. Đây là lợi thế của ngành sản xuất Đài Loan, có thể nhận được nhiều ưu đãi miễn giảm từ chính sách Việt Nam hơn.
Phân tích tình hình quốc tế, đoàn kết sức mạnh doanh nghiệp Đài Loan
Ông Hoàng Chí Bằng lấy Hiệp định RCEP làm ví dụ để phân tích tình hình của Đài Loan trong thương mại quốc tế. RCEP dự tính sẽ giảm mức thuế của hơn 90% sản phẩm xuất khẩu xuống con số 0 trong 10 năm, nhưng Đài Loan không phải là nước thành viên, như vậy sẽ gây ra tác động to lớn cho ngành sản xuất theo định hướng xuất khẩu của Đài Loan, đặc biệt là các ngành sản xuất truyền thống như máy móc, nhựa hóa, gang thép, dệt may, v.v. Nguyên đại sứ cho rằng, doanh nghiệp theo đuổi việc tham gia tổng hợp thương mại hai bên hoặc khu vực nhất định phải xem xét tình hình, xác định phương hướng, đưa ra chính sách, phải kiên trì thúc đẩy đến cùng, để thu được lợi nhuận từ nó, doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí giá vốn tương ứng, đối với tình hình chính trị quốc tế hiện giờ của Đài Loan mà nói, cái giá phải bỏ ra sẽ phải cao hơn. Hoàng Chí Bằng nói: “nó có thể làm suy yếu chúng ta, nhưng không thể nuốt chửng chúng ta.”
Đài Loan nằm trong tình thế xấu trên trường quốc tế, cộng thêm tình hình dịch bệnh đã thay đổi hình thái sản xuất và xu thế tiêu dùng trên thế giới, các ngành sản xuất tăng giảm không đều. Hoàng Chí Bằng chỉ ra, các đồng nghiệp cần phải đoàn kết lại với nhau, tăng cường sức mạnh ngành sản xuất của chính mình, hoặc là liên minh với các ngành nghề khác để phát triển cơ hội kinh doanh mới, nếu là công ty lần đầu tiên đầu tư vào thị trường Việt Nam, có thể nhờ các tổ chức doanh nghiệp Đài Loan tại Việt Nam tư vấn, như vậy mới có thể tránh được “lầm đường lỡ bước”, để tạo ra cơ hội kinh tế vô tận cho Đài Loan
Ông Hoàng Chí Bằng chia sẻ các điều cần chú ý khi đầu tư tại Việt Nam. Ảnh: Hiệp hội Đài Việt |
- Từ khóa bài viết này:
- Phân loại bài trước:Diễn đàn hợp tác Ngành công nghiệp Ô tô và Xe máy tự động hóa Đài Loan - Việt Nam
- Phân loại bài trước:Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tạm dừng các chuyến bay thương mại từ nước ngoài
- Bài trước:Khóa học tiếp thị trực tuyến (E-marketing)
- Bài sau:Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tạm dừng các chuyến bay thương mại từ nước ngoài