Kiều bào nêu giải pháp khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phát triển kinh tế đất nước
Post Update by Chỉnh sửa on 2020-11-03 17:15:31
TGVN. Sáng 30/10, tại Hội nghị ‘Kiều bào đóng góp ý kiến về Chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phát triển kinh tế Việt Nam’, các kiều bào đã đóng góp ý kiến, nêu giải pháp khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phát triển kinh tế đất nước.
Chuyển đổi số, phát triển kinh tế số phải được coi là ưu tiên quốc gia
Phát biểu tại phiên này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng, đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tạo ra sự bất định và rủi ro lớn đối với sự phục hồi kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Bên cạnh đó, cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia lớn, nguy cơ bất ổn tài chính toàn cầu, biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt… dự báo có thể tiếp tục ảnh hưởng mạnh đến phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Trước tình hình trên, để thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch, vừa phục hồi và phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới, phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2020 và tạo tiền đề thuận lợi cho năm 2021, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng cần tiếp tục duy trì các chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng một cách hợp lý để duy trì đà tăng trưởng, đẩy nhanh quá trình phục hồi nền kinh tế.
Giải pháp thứ hai là thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng ngân hàng cho người dân và doanh nghiệp; các giải pháp hỗ trợ khách hàng vay vốn gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Thứ ba, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhấn mạnh việc tiếp tục ưu tiên đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, nhất là vốn ODA. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, công trình trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa nhằm nâng cao năng lực sản xuất.
Cuối cùng, Việt Nam cần chuyển đổi số, phát triển kinh tế số phải được coi là ưu tiên quốc gia và động lực tăng trưởng mới trong tương lai, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ: Xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý cho các loại hình kinh doanh mới, kinh tế số, cung cấp dịch vụ công, quản lý và bảo vệ môi trường theo nguyên tắc thị trường.
Việt Nam cần xây dựng chính sách thử nghiệm (Sandbox) để cho phép thử nghiệm các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh, công nghệ mới tại Việt Nam, như: thanh toán điện tử, đô thị thông minh,… Đẩy nhanh mô hình thử nghiệm chính sách thông qua các Trung tâm đổi mới sáng tạo để tạo dựng môi trường phù hợp cho việc áp dụng các công nghệ mới có tính đột phá.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng nhấn mạnh, việc thúc đẩy xây dựng hạ tầng kinh tế số, xã hội số, hạ tầng kết nối vạn vật cũng cần được thực hiện; Tiếp tục xây dựng mạng viễn thông băng rộng, từng bước hình thành hạ tầng mạng thông tin di động 5G phục vụ cho phát triển nền kinh tế số, xã hội số.
Cùng với đó là đẩy nhanh tiến độ xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Khuyến khích các doanh nghiệp nòng cốt về công nghệ thông tin mở rộng sang: công nghiệp Điện tử, công nghiệp an toàn, an ninh mạng; công nghiệp Internet Vạn vật (IoT);… Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong một số ngành nghề đã có bước phát triển tốt, tận dụng được cơ hội từ dịch Covid-19 trong thời gian qua như: các hoạt động giáo dục, đào tạo trực tuyến; các hoạt động khám, chữa bệnh trực tuyến từ xa, thương mại điện tử…
Không chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể bị bỏ lại phía sau
Theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, kiều bào Mỹ, trong thời đại cuộc cách mạng công nghệ thông tin 4.0 nếu không chuyển đổi trên nền tảng kỹ thuật số, doanh nghiệp có thể bị bỏ lại phía sau.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng chi phí cho chuyển đổi số là rất lớn. Nếu chỉ chuyển đổi số tại một số khâu như quản lý, tài chính hay qui trình sản xuất thì số vốn bỏ ra không nhiều, có thể chỉ vài chục nghìn USD. Nhưng nếu toàn bộ sự vận hành của một doanh nghiệp được chuyển đổi số với rất nhiều những lãnh vực hoạt động trước kia làm bằng tay, thì chi phí có thể lên đến hàng triệu USD.
Với những doanh nghiệp đang vật lộn với những tác động của đại dịch thì nguồn vốn tự có và vốn vay đã không đủ để trang trải chi phí thì việc đầu tư vào quá trình chuyển đổi số là điều không thể. Chính vì thế nếu không có một giải pháp tài chính để hổ trợ các doanh nghiệp thì quá trình chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ bị lùi lại.
Trong bối cảnh đó, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng khi các doanh nghiệp bị tác động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp bởi tình hình dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam, thì ngành ngân hàng nổi lên như là một lãnh vực kinh doanh tương đối khả quan, tính thanh khoản tốt và lợi nhuận cao.
Điều đó tốt cho ngành ngân hàng vì hệ thống tài chính ngân hàng là huyết mạch của bộ máy tuần hoàn tiền tệ của nền kinh tế. Nhưng cũng chính vì những ưu thế của ngành ngân hàng mà ngành ngân hàng cần tham gia tích cực vào việc cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang bị tác động bởi đại dịch.
Chính vì vậy, Chính phủ cần đưa ra một kế hoạch chỉ đạo ngân hàng thành lập một Tổ hợp Tín dụng (Loan Syndication). Tất cả các ngân hàng đều phải tham dự vào tổ hợp này, với tỷ lệ tham gia tương đương 3-3,5%/tổng dư nợ của mỗi ngân hàng.
Tổng dư nợ của nền kinh tế hiện nay là 8,7 triệu tỷ đồng, nếu tham gia với tỷ lệ 3- 3,5% hệ thống ngân hàng sẽ có một tổ hợp tín dụng khoảng 300.000 tỷ đồng, cũng tương tự gói 300.000 tỷ đồng các ngân hàng đã triển khai trước đó.
Theo công thức đóng góp tối đa 3- 3,5% trên tổng dư nợ của một ngân hàng, các ngân hàng lớn sẽ có tỷ trọng tham gia tổ hợp lớn hơn so với các ngân hàng nhỏ. Tỷ trọng tham gia sẽ được xác định khi tổ hợp được thành lập.
Ngân hàng Nhà nước làm đầu mối thiết lập tổ hợp nhưng phải có một ngân hàng thương mại đứng ra quản lý tổ hợp. Tổ hợp cũng phải có một hội đồng tín dụng duyệt xét hồ sơ vay của các doanh nghiệp. Khi hội đồng tín dụng thuận duyệt một tín dụng thì các ngân hàng sẽ cam kết giải ngân theo tỷ lệ tham gia vào tổ hợp tín dụng.
“Đây sẽ là chính sách của Chính phủ và các ngân hàng nội lẫn ngoại hoạt động tại Việt Nam phải tham gia. Dùng tổ hợp này để cho vay các doanh nghiệp đang khó khăn vì dịch bệnh”, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nói.
Nguồn tin
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Chuyển đổi số, phát triển kinh tế số phải được coi là ưu tiên quốc gia
Phát biểu tại phiên này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng, đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tạo ra sự bất định và rủi ro lớn đối với sự phục hồi kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Bên cạnh đó, cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia lớn, nguy cơ bất ổn tài chính toàn cầu, biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt… dự báo có thể tiếp tục ảnh hưởng mạnh đến phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Trước tình hình trên, để thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch, vừa phục hồi và phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới, phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2020 và tạo tiền đề thuận lợi cho năm 2021, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng cần tiếp tục duy trì các chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng một cách hợp lý để duy trì đà tăng trưởng, đẩy nhanh quá trình phục hồi nền kinh tế.
Giải pháp thứ hai là thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng ngân hàng cho người dân và doanh nghiệp; các giải pháp hỗ trợ khách hàng vay vốn gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Thứ ba, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhấn mạnh việc tiếp tục ưu tiên đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, nhất là vốn ODA. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, công trình trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa nhằm nâng cao năng lực sản xuất.
Cuối cùng, Việt Nam cần chuyển đổi số, phát triển kinh tế số phải được coi là ưu tiên quốc gia và động lực tăng trưởng mới trong tương lai, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ: Xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý cho các loại hình kinh doanh mới, kinh tế số, cung cấp dịch vụ công, quản lý và bảo vệ môi trường theo nguyên tắc thị trường.
Việt Nam cần xây dựng chính sách thử nghiệm (Sandbox) để cho phép thử nghiệm các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh, công nghệ mới tại Việt Nam, như: thanh toán điện tử, đô thị thông minh,… Đẩy nhanh mô hình thử nghiệm chính sách thông qua các Trung tâm đổi mới sáng tạo để tạo dựng môi trường phù hợp cho việc áp dụng các công nghệ mới có tính đột phá.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng nhấn mạnh, việc thúc đẩy xây dựng hạ tầng kinh tế số, xã hội số, hạ tầng kết nối vạn vật cũng cần được thực hiện; Tiếp tục xây dựng mạng viễn thông băng rộng, từng bước hình thành hạ tầng mạng thông tin di động 5G phục vụ cho phát triển nền kinh tế số, xã hội số.
Cùng với đó là đẩy nhanh tiến độ xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Khuyến khích các doanh nghiệp nòng cốt về công nghệ thông tin mở rộng sang: công nghiệp Điện tử, công nghiệp an toàn, an ninh mạng; công nghiệp Internet Vạn vật (IoT);… Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong một số ngành nghề đã có bước phát triển tốt, tận dụng được cơ hội từ dịch Covid-19 trong thời gian qua như: các hoạt động giáo dục, đào tạo trực tuyến; các hoạt động khám, chữa bệnh trực tuyến từ xa, thương mại điện tử…
TS. Nguyễn Hữu Lệ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty TMA Solutions: Để thúc đẩy phát triển kinh tế tại các nước, trong giai đoạn kinh tế khó khăn thì Nhà nước luôn là khách hàng lớn của nền kinh tế. Trong lĩnh vực công nghệ thì Việt Nam cần tăng ngân sách để đẩy nhanh quá trình xây dựng chính phủ điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, kết nối các cơ quan, các bộ ngành, triển khai 5G, khuyến khích họp trực tuyến…để chính phủ trở thành tiên phong trong ứng dụng công nghệ thay vì đi sau, vừa thúc đẩy thị trường công nghệ Việt Nam. |
Không chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể bị bỏ lại phía sau
Theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, kiều bào Mỹ, trong thời đại cuộc cách mạng công nghệ thông tin 4.0 nếu không chuyển đổi trên nền tảng kỹ thuật số, doanh nghiệp có thể bị bỏ lại phía sau.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, nếu không chuyển đổi trên nền tảng kỹ thuật số, doanh nghiệp có thể bị bỏ lại phía sau. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng chi phí cho chuyển đổi số là rất lớn. Nếu chỉ chuyển đổi số tại một số khâu như quản lý, tài chính hay qui trình sản xuất thì số vốn bỏ ra không nhiều, có thể chỉ vài chục nghìn USD. Nhưng nếu toàn bộ sự vận hành của một doanh nghiệp được chuyển đổi số với rất nhiều những lãnh vực hoạt động trước kia làm bằng tay, thì chi phí có thể lên đến hàng triệu USD.
Với những doanh nghiệp đang vật lộn với những tác động của đại dịch thì nguồn vốn tự có và vốn vay đã không đủ để trang trải chi phí thì việc đầu tư vào quá trình chuyển đổi số là điều không thể. Chính vì thế nếu không có một giải pháp tài chính để hổ trợ các doanh nghiệp thì quá trình chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ bị lùi lại.
Trong bối cảnh đó, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng khi các doanh nghiệp bị tác động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp bởi tình hình dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam, thì ngành ngân hàng nổi lên như là một lãnh vực kinh doanh tương đối khả quan, tính thanh khoản tốt và lợi nhuận cao.
Điều đó tốt cho ngành ngân hàng vì hệ thống tài chính ngân hàng là huyết mạch của bộ máy tuần hoàn tiền tệ của nền kinh tế. Nhưng cũng chính vì những ưu thế của ngành ngân hàng mà ngành ngân hàng cần tham gia tích cực vào việc cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang bị tác động bởi đại dịch.
Chính vì vậy, Chính phủ cần đưa ra một kế hoạch chỉ đạo ngân hàng thành lập một Tổ hợp Tín dụng (Loan Syndication). Tất cả các ngân hàng đều phải tham dự vào tổ hợp này, với tỷ lệ tham gia tương đương 3-3,5%/tổng dư nợ của mỗi ngân hàng.
Tổng dư nợ của nền kinh tế hiện nay là 8,7 triệu tỷ đồng, nếu tham gia với tỷ lệ 3- 3,5% hệ thống ngân hàng sẽ có một tổ hợp tín dụng khoảng 300.000 tỷ đồng, cũng tương tự gói 300.000 tỷ đồng các ngân hàng đã triển khai trước đó.
Các đại biểu tham quan công nghệ được trung bày tại Hội nghị. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Theo công thức đóng góp tối đa 3- 3,5% trên tổng dư nợ của một ngân hàng, các ngân hàng lớn sẽ có tỷ trọng tham gia tổ hợp lớn hơn so với các ngân hàng nhỏ. Tỷ trọng tham gia sẽ được xác định khi tổ hợp được thành lập.
Ngân hàng Nhà nước làm đầu mối thiết lập tổ hợp nhưng phải có một ngân hàng thương mại đứng ra quản lý tổ hợp. Tổ hợp cũng phải có một hội đồng tín dụng duyệt xét hồ sơ vay của các doanh nghiệp. Khi hội đồng tín dụng thuận duyệt một tín dụng thì các ngân hàng sẽ cam kết giải ngân theo tỷ lệ tham gia vào tổ hợp tín dụng.
“Đây sẽ là chính sách của Chính phủ và các ngân hàng nội lẫn ngoại hoạt động tại Việt Nam phải tham gia. Dùng tổ hợp này để cho vay các doanh nghiệp đang khó khăn vì dịch bệnh”, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nói.
Giáo sư Hà Tôn Vinh, Chuyên gia Tư vấn Tài chính Cơ sở hạ tầng: Trong dài hạn, Chính phủ và doanh nghiệp nhất thiết phải tính đến chuyện chuyển hướng nên kinh tế tiêu thụ truyền thống sang nền kinh tế số và nền kinh tế tuần hoàn (circular economy). Đây là một mô hình kinh tế khá mới mẻ trong đó các hoạt động như thiết kế, sản xuất đến cung cấp sản phẩm và dịch vụ đều hướng tới việc sử dụng lại các tài nguyên vật chất và loại bỏ các tác động tiêu cực đến môi trường, giúp giảm chi phí sản xuất, gia tăng lợi nhuận, giảm sự phụ thuộc vào các nguyên liệu đầu vào, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giúp bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội và doanh nghiệp. |
Nguồn tin
- Từ khóa bài viết này:
- Phân loại bài trước:ALOV tặng 100 cuốn sách "Em học Tiếng Việt" cho Hiệp hội Phát triển Kinh tế Văn hoá Giáo dục Đài - Việt
- Phân loại bài trước:Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Việt Nam phải đổi mới tư duy phát triển, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc CMCN lần thứ 4
- Bài trước:ALOV tặng 100 cuốn sách "Em học Tiếng Việt" cho Hiệp hội Phát triển Kinh tế Văn hoá Giáo dục Đài - Việt
- Bài sau:Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Việt Nam phải đổi mới tư duy phát triển, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc CMCN lần thứ 4